top of page

CURIOSITY DOESN'T KILL THE CAT. IT MAKES IT SMARTER.



Bạn đã bao giờ....

... Tự hỏi não bộ của mình thay đổi như thế nào trong quá trình giải một bài toán chưa?

... Bắt gặp bản thân bị cuồng việc nghiên cứu về các vi sinh học chưa?

... Đọc không ngừng nghỉ về cơ học lượng tử?


Khả năng cao là đa số chúng mình không hứng thú làm những việc trên. Hoặc ít nhất nếu có, việc này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.Nhưng khi nói đến tài khoản Facebook của crush, chỉ trong một cái búng tay là bạn đã biết được gần như tiểu sử cuộc đời của bạn ấy. Chính sự thôi thúc muốn biết “người ấy là ai” đã khiến cho bạn có động cơ để thực hiện điều ấy.


Sự thôi thúc muốn được biết, được tự mình tìm kiếm ấy gói gọn lại trong hai từ TÒ MÒ - một đặc điểm thường được xem là mọt sách đã cuốn bạn sâu vào việc “theo dõi" đó. Vậy thì tại sao chúng ta không thể làm điều tương tự đối với những môn học khô khan hơn như Toán hay Vật lý?


Trước tiên, Trí tò mò từ đâu mà có?

Trí tò mò được thúc đẩy bởi Dopamine - một loại hoá chất tạo nên cảm giác dễ chịu và thích thú. Khi trí tò mò của một người được khơi dậy, vùng não điều chỉnh niềm vui sẽ sáng lên và vùng Hải mã chịu trách nhiệm cho việc tạo ra ký ức cũng được kích hoạt. Đồng thời, Dopamine cũng sẽ củng cố hành động của chúng ta bằng cách phát tín hiệu với não bộ rằng “Wow tuyệt quá, hãy thử lại điều đó thêm lần nữa nào!”. Và điều này sẽ khiến ta luôn trong trạng thái mà ai cũng hằng ao ước - Mình muốn nhiều hơn nữa.

Sự tò mò không chỉ kích thích não bộ khi chúng ta học tập, mà còn có thể kết nối các bộ phận não bộ tăng cường khả năng thích ứng của não. Nói cách khác, khi ta thành công trong việc nuôi dưỡng trí tò mò, cũng là lúc ta có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của não và tăng khả năng học tập của mình lên một level mới đó.



Tại sao nó đang bị mất dần đi?


Hiện nay, việc tìm kiếm những câu trả lời đúng được coi là quan trọng hơn việc đặt ra những câu hỏi đúng. Học sinh đang chạy theo điểm số hơn là việc đánh giá xem bản thân học được gì và học được bao nhiêu. Đa số chỉ luẩn quẩn quanh việc ghi nhớ, học thuộc và “chép cho đúng" khi vào phòng thi. Cái chúng ta thiếu là môi trường học tập chủ động, nơi có nhiều câu hỏi hơn, nhiều tương tác hơn, nhiều cái vui trong học tập hơn.


Vậy thì làm gì bây giờ nhỉ?

Ngày còn bé, chúng mình sẽ luôn miệng hỏi “Vì sao"“Tại sao" với mọi thứ mà chúng mình thấy. Nhưng bạn có để ý rằng, dần dần ta trở nên xấu hổ khi thể hiện rằng mình không biết một điều gì đó không?

Thế nhưng, cách đơn giản nhất để khơi dậy trí tò mò là tưởng tượng bản thân mình là một đứa trẻ, đặt câu hỏi với tất cả những gì mình thấy. Giả sử bạn đang ngồi trong một phòng máy lạnh, thay vì chỉ nhìn nhận nó là một thiết bị làm mát, hãy đào sâu hơn nữa những khía cạnh khác của nó.


“Tại sao ta chỉ thường thấy máy lạnh có màu trắng?”

“Tại sao máy lạnh thường được lắp ở trên cao?”

“Cơ chế hoạt động của máy lạnh là gì?”


Bạn thấy đó, một đồ vật tưởng chừng đơn giản như vậy lại có thể gợi lên nhiều sự tò mò như thế. Và điều này có thể được áp dụng với bất kì điều gì trong cuộc sống.


Nhưng đặt thế nào cho đúng?


Trong thế giới hiện đại ngày nay, con người chúng ta phải tiếp nhận cả tỷ thông tin mới mỗi ngày và rất khó để dành thời gian đào sâu tất cả. Hãy ưu tiên dành thời gian để đặt câu hỏi và tìm lời giải cho những lĩnh vực mà bản thân bạn yêu thích nhất nhé.


Mình biết cách rồi nhưng mà …


Giữa một vùng trời đầy kiến thức thú vị nhưng cũng đầy những cám dỗ thông tin khác như TikTok hay Netflix, việc theo theo đuổi kiến thức và duy trì sự tò mò đòi hỏi rất nhiều sự kỷ luật và kiên trì. Việc tìm lại mong muốn học hỏi tự nhiên như lúc ta chỉ là một đứa nhóc 6 tuổi là một cả một quá trình cần nhiều sự cố gắng và động lực từ bản thân. Cho nên, đừng từ bỏ bạn nhé, hãy luôn đặt câu hỏithật nhiều câu hỏi.


“Curiosity is like a mental itch and the only way to scratch it is to seek out new knowledge”

Hãy duy trì khao khát được học, được biết của bản thân. Vì việc học không hề nhàm chán và thế giới sẽ luôn luôn có những điều mới cho bạn học mỗi ngày.




Nguồn:

  • "Activate Curiosity. How to Train a Superpower." www.merckgroup.com/en/research/science-space/envisioning-tomorrow/future-of-scientific-work/activate-curiosity.html.

  • Edwards, Vanessa V. "What Is Curiosity? The Science of Curiosity in Our Brains." Science of People, 10 Jan. 2017, www.scienceofpeople.com/curiosity/.

1 comment

1 Comment


Minh Khoa Nguyen
Minh Khoa Nguyen
Nov 27, 2023

bài viết này thật sự khiến mình nhận ra nhiều thứ mà mình từng nghĩ đó là vô tri nhưng mà không ngờ nó lại có ích đến v


Like
bottom of page